Loa sub hoặc loa karaoke là thiết bị quan trọng nhất đối với bất cứ hệ thống âm thanh nào từ dàn karaoke gia đình bình dân đến những dàn âm thanh sân khấu sự kiện lớn. Đối với 1 chiếc loa thì bass loa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dù vậy khi người mới bắt đầu tiếp xúc với âm thanh thường sẽ rất bỡ ngỡ trong việc tìm hiểu về cấu tạo của loa bass và các thuật ngữ chuyên môn thường hay gọi. Và đương nhiên, nếu bạn không biết về cấu tạo của loa bass cũng như tên gọi các linh kiện. Thì khi bass xảy ra sự cố bạn cũng sẽ không biết nguyên nhân ở đâu để sửa chữa, dễ bị các kỹ thuật viên sửa chữa tính thêm chi phí trong ngậm ngùi cay đắng.
Để giúp bạn có thể hiểu chi tiết hơn về bass loa hôm nay Thanh Huy Audio sẽ chia sẻ bài viết đầy đủ nhất gồm Loa bass là gì, chức năng? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loa bass rao sao và một số thuật ngữ chuyên môn về các bộ phận cấu tạo của loa bass để bạn tham khảo nhé, cùng tìm hiểu thôi nào.
Loa bass là thuật ngữ kỹ thuật cho một loa điều khiển được thiết kế để thực hiện chức năng tái tạo âm trầm(âm bass) có dải tần số thấp từ 20Hz - 500Hz, và thường được chia làm 3 loại:
Bass sâu(Deep bass): ~20Hz - 80Hz
Bass trung(Mid bass): ~80Hz - 320Hz
Bass cao(Upper bass): ~320Hz - 500Hz
- Cấu tạo chính của loa bass gồm: Màng loa, nam châm, màng nhện, voice coil, viền nhún, khung bass.
- Nguyên lý hoạt động của loa bass: Thiết kế phố biến nhất cho loa bass là trình điều khiển điện động, thường sử dụng một nón giấy cứng, được điều khiển bởi một voice coil(côn loa) được bao quanh bởi từ trường.
- Cách thức hoạt động: Côn loa được gắn bằng chất kết dính vào mặt sao của nón loa. Khi dòng điện được dẫn từ cục đẩy công suất/amply chạy qua côn loa, là cuộn dây đồng sinh ra từ trường và hút đẩy với nam châm tạo thành một động cơ điện tuyến tính. Vì nam châm đã được cố định nên cuộn đồng sẽ được di chuyển theo quy tắc bàn tay trái của Fleming đối với động cơ (vật lí lớp 11), khiến cho cuộn dây đẩy hoặc kéo hình nón điều khiển theo cách giống như piston lên xuống. Kết quả là chuyển động của hình nón tạo ra sóng âm thanh khi nó di chuyển vào và ra. Dòng điện đổi chiều liên tục với tần số thay đổi sẽ tạo ra âm trầm khác nhau.
Âm thanh phát ra hay hoặc dở sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chất liệu cấu tạo nên màng loa.
Khi màng loa rung động do hoạt động của động cơ điện tuyến tính(đã giải thích trên phần nguyên lý hoạt động), âm thanh sẽ được tạo ra. Thông thường màng loa sẽ được làm từ các chất liệu như giấy, gốm, nhựa, giấy pha sợi thủy tinh,...
Khung sườn dùng để gắn cố định các bộ phận khác của loa bass lại với nhau một cách chắc chắn. Giúp cho quá trình hoạt động dây chuyền của loa bass diễn ra 1 cách bình thường.
Chất liệu chế tạo khung sườn rất đa dạng thường dùng là nhựa hoặc sắt, cao cấp hơn như các sản phẩm Hi End thì sử dụng gan hoặc nhôm đúc. Không nên sử dụng những khung sườn loa có kích thước bề mặt quá lớn gây phản xạ trực tiếp đến màng loa.
Viền nhún hay còn gọi là viền gân, gắn với màng loa được xếp nếp gấp để giữ kín hơi và tạo độ đàn hồi cho loa bass. Chất liệu thường dùng làm viền nhún là giấy, vải hoặc cao su và một số chất liệu đặc biệt khác.
Đối với những dòng loa thế hệ cũ viền loa sử dụng giấy hoặc vải xếp gấp nên rất dễ rách. Ngày nay thì một số nhà sản xuất đã tìm được một số vật liệu ổn định hơn để thay thế làm cho viền nhún trở nên mềm dẻo và bền bỉ hơn.
Mỗi loại chất liệu viền nhún khác nhau cũng đặc trưng riêng cho từng loại loa khác nhau. Ví dụ viền bằng vải và mút mềm thì dùng cho loa trầm, trung trầm. Còn viền cao su thì sử dụng cho loa sub điện.
Đây là bộ phận tương đối quan trọng với loa bass và hoạt động nhiều nhất trong củ loa. Đảm nhiệm vai trò như 1 chiếc lò xo, giúp loa giữ vị trí cân bằng và cả cuộn dây hoạt động đúng tâm. Cơ chế hoạt động của loa là di chuyển nhưng luôn quay về vị trí cân bằng để tiếp nhận những tín hiệu điện tiếp theo. Thế nên độ động của loa thường phù thuộc vào màng nhện.
Nhện loa sử dụng các vật liệu hoặc nếp gấp xếp khác nhau sẽ cho ra âm thanh khác nhau. Màng nhện quyết định đến chất lượng củ loa, độ bền, âm thanh theo thời gian. Nếu trường hợp màng nhện bị rách chúng ta nên thay thế màng nhện khác giống nhau, nếu không âm thanh sẽ cho ra khác với lúc ban đầu.
Nam châm được đặt cố định phía dưới khung loa. Khi dòng điện chạy qua côn loa sinh ra từ trường hút đẩy với nam châm tác động dây chuyền với những bộ phận khác của loa bass tạo thành những xung động âm thanh.
Ba loại nam châm được thường thấy sử dụng hiện nay là Alnico, ferrite, Neodymium.
Nhưng dòng nam châm được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay là Neodymium. Vì Neodymium là dòng nam châm vĩnh cửu kết hợp những ưu điểm của Alnico và Ferrite cho từ tính mạnh, trọng lượng lại nhẹ và khó bị khử từ ở nhiệt độ cao như 2 dòng nam châm trên. Tuy vật liệu nam châm không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh nhưng có tác động đến cấu trúc mạch từ tối ưu cho âm thanh.
Côn loa là bộ phận được đặt trong một khe hở từ trường cực mạnh của nam châm.
Côn loa có cấu tạo gồm 1 lõi ống hình trụ được làm từ vật liệu không từ tính, nhẹ cứng và chắc, chịu được nhiệt độ cao khoảng 250 độ C(tùy vào nhà sản xuất), xung quanh được quấn dây lên đó có thể là dây bằng nhôm, bạc và thường sử dụng nhất là dây đồng.
Màng loa được dán dính vào côn loa nên khi dòng điện chạy qua côn loa suất điện động cảm ứng tác dụng với nam châm tạo ra lực hút - đẩy, chính lực hút đẩy này tạo ra dao động ở màng loa tạo ra âm thanh.
Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát hơn về loa bass là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loa bass ra sao.Sau này nếu loa bass của bạn có gặp vấn đề cũng sẽ biết nguyên nhân nằm ở đâu mà sửa chữa cho hợp lý.
Đồng thời nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn mua dàn karaoke gia đình 30 triệu, dàn karaoke gia đình tầm trung cao cấp hoặc dàn nhạc sống đám cưới, dàn âm thanh sân khấu sự kiện,... thì có thể liên hệ với công ty qua hotline - 0799 020 899 để được tư vấn
Địa chỉ: Số 670 Luỹ Bán Bích, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại Hotline (Zalo) : 0799.020.899 - 0902 826 129
THANH HUY AUDIO