Chắc hẳn rằng, có rất nhiều bạn giống như mình khi chọn mua dàn karaoke gia đình đều đặt ra câu hỏi là bộ dàn karaoke gia đình bao gồm những gì? Cách phối ghép các thiết bị trong dàn karaoke gia đình đúng chuẩn - chất lượng - hay nhất.
Với kinh nghiệm đã từng đi mua dàn karaoke về sử dụng và đã trải qua nhiều năm làm trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị âm thanh - ánh sáng thì hôm nay mình xin làm 1 bài viết cụ thể giúp bạn hình dung được là dàn karaoke gia đình cơ bản gồm những thiết bị gì, rồi cách phối ghép dàn karaoke gia đình chuẩn nhất.
Về cơ bản thì một dàn âm thanh hát karaoke cấu tạo bao gồm 5 phần: Loa, thiết bị khuếch đại tín hiệu ra loa, các thiết bị xử lý âm thanh, Micro và Màn hình
- Trong 1 dàn âm thanh thì loa là thiết bị âm thanh được mọi người nghĩ đến đầu tiên vì nó là thiết bị truyền trực tiếp âm thanh đến tai chúng ta. Để có một dàn karaoke hay thì đầu tiên phải chọn được một dòng loa tốt. Việc lựa chọn lựa loa cũng tốn kém rất nhiều thời gian vì loa chia ra làm nhiều phân khúc khác nhau như về giá cả, công suất, kiểu loại, kiểu dáng, thương hiệu.
- Loa karaoke gồm 2 loại: Loa thông thường và loa Sub(loa siêu trầm)
+ Loa thường hay còn gọi là loa toàn dải, loa full. Là loa chính trong dàn karaoke hoặc loa của một hệ thống âm thanh.
+ Loa sub hay loa siêu trầm được thiết kế nhằm tái tạo ra những tần âm thấp nhất cho chất âm ngọt, đằm thắm, được thiết kế riêng biệt, hoạt động độc lập có chức năng tái tạo những âm thanh ở tần số thấp từ 20 - 200Hz (âm bass) giúp mang lại những âm thanh mạnh mẽ hơn cho dàn âm thanh.
=> Sự khác nhau giữa loa siêu trầm và loa thường dễ dàng nhận thấy nhất. Đó chính là trong một dàn âm thanh có thể không có loa siêu trầm. Nhưng không thể nào thiếu loa chính được.
- Có 2 loại thiết bị khuếch đại tín hiệu ra loa là amply và cục đẩy công suất, loại máy khuếch đại điện tử này có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh điện tử ở mức năng lượng thấp. Với mục đích bắt được tín hiệu với công suất cao, có khả năng vận hành thiết bị hay bất kỳ linh kiện khác nào, nhất là các loại thiết bị sử dụng năng lượng điện đó để tái tạo âm thanh.
- Tuy nhiên thì amply có thêm một chức năng quan trọng nữa đó chính là cân chỉnh âm thanh. Thông thường được tích hợp thêm bộ lọc âm, trộn tiếng, cho phép tùy chỉnh echo, reverb cho nhạc nền, tiếng micro thông qua các nút vặn trên thân sản phẩm. Các amply thường có công suất trung bình dưới 500-600W thích hợp để sử dụng cho dàn karaoke gia đình 20m².
- Còn đối với cục đẩy công suất thì thường có công suất lớn hơn amply nhiều lần và chuyên sử dụng cho các phòng hát kinh doanh lớn hoặc các hệ thống âm thanh lớn chuyên nghiệp, truyền tải âm thanh mạnh mẽ và uy lực hơn và đặc biệt thiết bị này còn có tích hợp tính năng làm giảm bớt đi độ méo tiếng của loa, giúp cho các thiết bị âm thanh khác khi hoạt động sẽ ở cường độ cao được ổn định hơn, hạn chế một số trường hợp cháy loa và các thiết bị liên quan.
- Nói chung tùy vào nhu cầu không gian sử dụng và sở thích của bạn để cân nhắc chọn lựa giữa 2 thiết bị này.
- Thiết bị xử lý âm thanh thì trên thị trường có rất là nhiều loại nhưng trong bài viết này mình chỉ đề cập đến các thiết bị thường sử dụng trong dàn karaoke nhất.
- Đầu đĩa karaoke vi tính là thiết bị thường được nhắc tới và sử dụng trong các bộ dàn karaoke bình dân, giá rẻ, đi kèm loa và các loại amply thông thông thường.
- Nếu bạn muốn tìm cho mình một bộ dàn karaoke cao cấp sẽ được tư vấn sang các loại đầu karaoke ổ cứng hay đầu karaoke cảm ứng chọn bài theo phong cách chuyên nghiệp, sử dụng cho không gian lớn trên 20m², kinh doanh phòng hát chuyên nghiệp theo cấu hình loa, cục đẩy công suất, vang số.
- Tiếp theo trong 1 dàn karaoke sẽ không thể nào thiếu Micro. Giọng hát được phát ra ngoài chất lượng có tốt hay không là phụ thuộc bạn có sở hữu một chiếc micro tốt hay không.
- Micro karaoke là thiết bị có nhiệm vụ thu giọng hát của bạn. Micro karaoke gồm có hai loại chính đó là micro có dây và micro không dây. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng, cũng như khả năng chi trả mà bạn lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp. Micro có dây trên thị trường hiện nay có giá mềm hơn nhưng micro không dây tiện dụng, nhiều tính năng hiện đại cũng như khả năng thu âm tốt hơn và tích hợp tính năng chống hú.
- Cuối cùng là thiết bị hiển thị hình ảnh để chúng ta đọc lời bài hát trong lúc hát karaoke. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị hiển thị khác nhau như màn hình tivi, màn hình máy tính, laptop, điện thoại,...Tùy vào túi tiền và mục đích sử dụng của bạn mà chọn lựa giữa các thiết bị sao cho phù hợp.
Nói tóm lại nếu bạn chỉ muốn tìm một cấu hình dàn karaoke gia đình nhỏ gọn giá bình dân thông thường để hát thì chỉ cần lựa chọn các dàn có loa karaoke, amply, đầu karaoke và các thiết bị hiển thị cơ bản. Còn nếu bạn là một người đam mê âm thanh hoặc cần sử dụng cho mục đích kinh doanh thì chọn các thiết bị cao cấp chuyên dụng hơn như cục đẩy công suất, vang số,...
- Yêu cầu đặt ra của dàn hát karaoke gia đình là gì? Đó là công suất của Amply hay cục đẩy phải cao gấp 2 lần so với công suất của loa karaoke. Chỉ có như vậy thì chất âm của dàn cho ra sẽ chuẩn nhất và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như cách phối ghép dàn karaoke gia đình không đúng thì âm thanh cho ra loa sẽ bị méo tiếng và rè. Nghiêm trọng hơn sẽ gây hiện tượng bị chập cháy ở loa.
- Và một yếu tố khác mà bạn cần phải chú ý đó là độ nhạy của loa: nếu loa có độ nhạy cao thì amply không cần phải có công suất cao cũng đủ dùng. Ngược lại, nếu loa của bạn có độ nhạy tương đối thấp thì cần loa có công suất lớn. Như vậy âm thanh dàn karaoke gia đình sẽ phát huy được hết hiệu năng.
- Nếu không gian và diện tích phòng nhà bạn dưới 20m2 thì bạn nên lựa chọn những dòng loa có công suất khoảng 150W
- Với diện tích phòng và không gian từ 20m2 - 25m2 thì công suất loa phù hợp nhất là từ 150W - 200W
- Đối với không gian và diện tích phòng 25m2 - 30m2 thì nên lựa chọn dòng loa công suất từ 200W - 250W
- Còn với không gian và diện tích phòng từ 30m2 trở lên thì chọn những dòng loa cao cấp hơn có công suất 300W trở lên
- Sơ đồ lắp đặt dàn karaoke thường được bắt đầu từ loa, sau đó là amply karaoke (hoặc cục đẩy công suất) rồi đến các thiết bị khác như vang số, micro, đầu karaoke, quản lí nguồn,...
- Trước khi chuẩn bị kết nối các thiết bị trong dàn âm thanh lại với nhau, bạn nên lưu ý đến điện áp sử dụng được ghi cụ thể trên mỗi thiết bị, thường sẽ có hai mức điện áp thông dụng là 100V và 220V. Dây kết nối giữa amply và thiết bị khác trong dàn cũng nên lựa chọn phù hợp để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa có độ bền cao, kết nối chắc chắn, tín hiệu truyền đi nhanh và đều nhất. Đừng nên vì tiết kiệm 3 - 4 chục ngàn lẻ mà làm ảnh hưởng đến chất lượng dây, sẽ dẫn đến dễ bị tuột kết nối khi dàn đang hoạt động, cũng không nên mua dây dẫn quá dài sẽ gây vướng víu cho mọi người khi di chuyển trong phòng.
- Kết nối amply với loa và các thiết bị khác:
+ Từ Line out của amply hoặc cục đẩy công suất đến Line in của loa karaoke và Line in của loa Sub (nếu có).
+ Từ Line out của đầu karaoke hoặc các thiết bị xử lý đến line in của amply hoặc cục đẩy công suất
+ Để xuất hình ảnh từ đầu karaoke ra màn hình, chúng ta có thể chọn hai dạng kênh khác nhau: HDMI hoặc AV, trong đó, HDMI thường được sử dụng nhiều hơn vì cho chất lượng hình ảnh và màu sắc nét hơn, đẹp hơn so với AV.
- Kết nối Micro: Cắm jack micro vào các vị trí Micro 1, Micro 2 (đối với micro có dây) trên amply hoặc kết nối đầu thu (nếu sử dụng micro không dây) với amply karaoke.
Trên đây, Thanh Huy Audio giúp bạn giải đáp câu hỏi bộ dàn karaoke gia đình bao gồm những gì và đã hướng dẫn bạn cách phối ghép dàn karaoke gia đình cơ bản nhất. Mong là sẽ giúp bạn hiểu được cấu tạo của bộ dàn karaoke và tự phối ghép cho mình 1 bộ dàn theo mong muốn.
Nếu bạn nào có nhu cầu mua các bộ dàn karaoke gia đình phối ghép sẵn thì có thể liên hệ trực tiếp với Thanh Huy Audio qua Hotline - 0799 020 899 hoặc có thể đến trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng địa chỉ số 668A Lũy Bán Bích phường Tân Thành quận Tân Phú Tp.HCM
Địa chỉ: Số 670 Luỹ Bán Bích, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại Hotline (Zalo) : 0799.020.899 - 0902 826 129
THANH HUY AUDIO